Tìm kiếm Blog này

Thứ Sáu, 21 tháng 6, 2013

Ly sứ trong quán cà phê

Ly sứ trong quán cà phê.
Thời gian gần đây, sự xuất hiện của hàng loạt các nhãn hiệu cà phê nổi tiếng thế giới ở tp HCM và Hà Nội đã mở ra một xu hướng mới về thưởng thức cà phê, hàng loạt các thức uống từ cà phê quen thuộc ở phương Tây cũng dần không còn xa lạ với giới trẻ Việt Nam như latte, cappucchino, espresso, macchiato ..v…v… Cà phê truyền thống Việt Nam với hai cách pha quen thuộc là pha bằng phin và dạng cà phê vợt thì giờ đây, chúng ta đã hội nhập với nhiều cách pha cà phê như pha bằng máy, Syphon, Frech Press, Cold Brew. Dân ghiền cà phê đã có thêm nhiều lựa chọn ngoài cà phê truyền thống trong nước. Những chiếc ly gốm sứ để đựng cà phê cũng bắt đầu được quan tâm nhiều hơn, không chỉ dừng lại là việc chọn lựa một chiếc ly cho hợp gu, mỗi món uống từ cà phê cũng cần được dùng cùng chiếc ly có hình dạng phù hợp.

ly gốm cà phê

ly gốm sứ cho quán cà phê



Ly gốm cho cappucchino: Cappucchino là thức uống được pha bằng máy từ cà phê nguyên hạt, có lớp bọt sữa vẽ hoa văn trên mặt nếu dùng nóng, ly gốm sứ đựng dạng này là loại ly thấp, miệng rộng, những loại ly không có tay cầm nên được dọn kèm đĩa lót ly để có thể thưởng thức khi cà phê còn nóng . Dung tích thông dụng của loại ly này là 200 ml (cc).

ly cappucchino gốm thủ công

ly gốm thủ công tại tp hcm

ly uống cà phê cappucchino


Ly gốm cho espresso: Loại cà phê đậm đặc kiểu Mỹ được pha máy từ cà phê nguyên hạt. Arabica vẫn là giống cà phê được yêu thích cho các loại cà phê pha máy, vì lượng cafein không quá cao và hương vị rất đa dạng tùy theo vùng địa lý trồng giống cà phê này. dung với 1 lượng ít và dùng nóng, vì vậy ly gốm sứ đựng espresso là loại ly nhỏ xíu, thường đi kèm với đĩa lót. Ly nên có độ dày để giữ cà phê được nóng lâu hơn. Các ly chuyên dùng cho espresso thường có độ dày hơn hẳn các loại ly cà phê thông thường, do ly khá nhỏ và chỉ đựng một đến hai shoot cà phê nên yếu tố giữ độ nóng cho cà phê là một trong các tiêu chí để lựa chọn ly dùng cho espresso. Dung tích thông dụng là 80ml (cc).


pottery cup for espresso



Ly gốm cho Latte: Nếu như Việt Nam có "Sài Gòn cà phê sữa đá" thì Latte là món tương tự của bạn bè quốc tế. Tuy nhiên, sữa được dùng ở món này là sữa tươi thay vì sữa đặc, cà phê thường là giống Arabica thay vì Robusta như Việt Nam thường dùng. Và tất nhiên, Latte cũng sẽ được pha từ các dụng cụ pha cà phê chuyên dùng của người phương Tây. Dung tích thông dụng của ly dùng Latte: 320 ml (cc). Một kết hợp giao lưu văn hóa Đông Tây là pha cà phê phin nhưng dùng với sữa tươi, khuấy đều với một thanh vỏ quế thơm lừng, một món uống khá thú vị bạn có thể thử nghiệm, nhưng Yên Lam không biết nên gọi tên là gì, hay ta gọi là Cin-La-Phin? (Cinnamon - Latte bởi Phin).

ly tách gốm thủ công cho quán cà phê


ca cốc ly tách gốm quà tặng

ca cốc ly tách handmade

gốm thủ công cho nhà hàng quán cà phê

ly tách ca cốc gốm



ly tách gốm thủ công cho nhà hàng quán cà phê





Ly gốm sứ cho cà phê pha phin kiểu Việt Nam: Chiếc ly này cũng y hệt như ly dùng cho cappucchino, nhưng dung tích sẽ nhỏ hơn vì người Việt vẫn thích dùng cà phê với sữa đặc để hương vị cũng đậm đà, miệng ly cũng không cần mở rộng vì sẽ không có tiết mục vẽ họa tiết trên lớp bọt kem sữa. Dung tích phù hợp là 150 ml (cc). Điểm thú vị của cà phê pha kiểu Việt Nam là chiếc phin cà phê được dọn kèm theo, rồi ta sẽ đợi cà phê nhỏ từng giọt, từng giọt. Ngồi chờ chiếc phin chảy chậm từng giọt, lý do thật hợp lý để ta cho phép mình sống chậm khi thưởng thức cà phê kiểu "nước mình".





ly uống cà phê
Ly tách cà phê gốm vuốt tay thủ công




pottery cup


handmade pottery mug in viet nam

gốm thủ công tại tp hcm

handmade pottery mug



Phin gốm để pha cà phê: Nếu bạn hỏi Yên Lam pha phin gốm có gì khác biệt? Chúng ta vẫn thường hay pha trà với bình gốm, cảm nhận vị thơm của trà, khi chảy qua những lỗ lọc li ti bằng gốm, theo vòi ấm và chảy xuống chén trà cũng bằng gốm, cảm giác gốm đã tham gia phần nào trong việc giữ hương cho trà. Gốm, trước khi là gốm đã từng là đất sét, đến từ tự nhiên nên hẳn là gốm cũng hòa hợp, với trà, với cà phê, cùng là sản vật mà thiên nhiên đã ban tặng.
Đó là cảm tính từ Yên Lam, những người mê gốm, còn cảm nhận đến từ bạn, chúng ta cần thử trải nghiệm. Cảm nhận sự khác biệt ấy, có khi là rất nhỏ tùy theo mỗi người.

coffee filter handmade pottery


coffee filter handmade pottery

pottery filter coffee

quà tặng gốm sứ thủ công






Gốm Yên Lam.

Bạn có thể chọn ly sứ yêu thích cho quán cà phê của mình tại trang web:
www.gomsuyenlam.vn

Showroom Gốm Yên Lam 1
[A] 9A Nguyễn Hữu Cảnh - F 19 - Q Bình Thạnh - TP. HCM
[T] 028 - 38404726 - 2210 7516
[E] yenlampottery@gmail.com

Showroom Gốm Yên Lam 2
[A] 111 Nguyễn Thiện Thuật F 2 Q 3 TP HCM
[T] 028 – 6287 2205 - 62646801
[E] gomsuyenlam@gmail.com


Chuyện cái chén sứ ở Sài Gòn

Chuyện cái chén sứ ở Sài Gòn
Cái chén, cái đĩa ăn là những vật dụng không thể thiếu trong bất kỳ gia đình nào. Tháng năm trôi qua, sắc vóc của những món đồ này cũng không ngừng thay đổi, phần vì sự phát triển, phần vì sự cạnh tranh và đào thải.
Cách đây chừng ngót nghét cũng 3 thập kỷ, ở Sài Gòn khi đấy chưa có đồ tô chén nhựa, cũng chẳng có hàng Trung Quốc giá rẻ, nhà nhà người người sử dụng hàng tô chén của Lái Thiêu, món đồ mà theo dân buôn gốm sứ ở đường Nguyễn Chí Thanh khi ấy vẫn gọi là đồ đá. Cái tên gọi rất “tiền sử” này bắt nguồn từ dáng vẻ sản phẩm thô mộc, men vàng đục và cầm khá nặng tay. Hoa văn họa tiết cũng chỉ quanh quẩn những đề tài như con gà, bông hoa hay chỉ đơn giản là vài cái phẩy, vài nét gạch ngang. Ấy thế mà, đây đúng là thời phồn vinh của Gốm miền Nam nói riêng và Gốm Việt nói chung khi nhà nhà dùng hàng Việt.
tô chén,to chen dia,bát tô,tô sứ,chén sứ
Rồi khi mở cửa đã lâu, hàng Trung Quốc bắt đầu dắt díu nhau vào đất Sài Gòn mà chủ yếu là qua đường tiểu ngạch, khi ấy, những lái buôn người gốc Trung Quốc qua tận Việt Nam để chào hàng. Tuy giá rẻ thì vẫn chưa rẻ hơn được hàng Lái Thiêu, nhưng mỏng, sang, bắt mắt thì đã vượt xa hàng nội địa. Bước mở đầu cho cuộc xâm chiếm thị trường của loại hàng này, một cuộc xâm chiếm trên diện rộng và kéo dài cho đến tận bây giờ.
Một cuộc chiến không cân sức và tô chén Lái Thiêu đành nhường lại thị phần từ trung bình trở lên cho hàng trung Quốc, ngậm ngùi ở thị trường cấp thấp với giá rẻ và hàng kém.
Tô chén miền bắc cũng không nằm ngoài cuộc chơi khi hàng của Bát Tràng, Thái Bình, Hải Dương đổ bộ vào miền nam theo chân của những lái buôn chuyên buôn chuyến. Và cũng thời gian này, những ông lớn của Gốm Miền Nam mà đại diện là Minh Long đã bắt đầu nhìn lại thị trường nội địa sau bao năm chạy theo hàng xuất khẩu. Chủng loại sản phẩm có thể phân vùng thành 4 nhóm sau:
Tô chén sứ của Trung Quốc là hàng sản xuất kiểu công nghiệp, sản xuất số lượng lớn và hay dán decal hoa văn, một phần trong số đó vì để giảm giá thành, sản xuất cho mau chóng và ồ ạt mà xử lý hấp decal chưa tốt, nguyên liệu chưa tinh lọc gây những mối hại tiềm ẩn cho người sử dụng. Tuy nhiên, với mẫu mã hợp số đông, giá thành rẻ, hàng Trung Quốc đã chiếm được miếng bánh ngon nhất.
Hàng tô chén gốm sứ miền Bắc với lối sản xuất tiểu thủ công, hoa văn trang trí cổ truyền Việt Nam, hàng nung lửa cao nên khá đanh chắc, được ưa dùng với đại bộ phận người miền bắc sống tại Sài Gòn.
Tô chén Lái Thiêu vẫn mộc mạc, đơn sơ, thô kệch dừng lại ở thị phần cấp thấp.
Sản phẩm của những công ty Gốm Sứ ở miền Nam chuyên hàng xuất khẩu khi trở lại thị trường nội địa chưa kịp thời đa dạng mẫu mã và nghiên cứu thị trường, sản phẩm có gia nhập thị trường nhưng không đáng kể.
Có thể nhận thấy lợi thế vẫn nghiên mạnh về hàng Trung Quốc suốt một thời gian dài từ 1995 đến 2003.
Nhìn lại và ngẫm nghĩ, những công ty gốm sứ trong nước đã quên mất thị trường nội địa khi mải miết làm những hợp đồng gia công cho nước ngoài, khi nhìn lại thì hàng Trung Quốc đã tràn ngập khắp mọi ngõ ngách, một cuộc cạnh tranh khốc liệt đang diễn ra và việc lấy lại thị phần không hề đơn giản. Một trường hợp thành công có thể nói là duy nhất cho đến bây giờ chính là Minh Long. Tuy nhiên, do đầu tư phát triển theo lối sản xuất công nghiệp, dán decal hoa văn, dùng máy móc thay cho con người nên tính thủ công và cái hồn của sản phẩm thủ công đã không còn nữa. Với chất lượng và uy tín, hàng sứ của Minh Long đã thay đổi tình thế khi quay lại thị trường nội địa và cạnh tranh được với hàng Trung Quốc đang làm mưa làm gió.



Một số dáng chén sứ , đĩa ăn, bình trà gốm sản xuất bởi Gốm Yên Lam.

Câu chuyện về cái chén sứ ở Sài Gòn đã thay đổi dần theo năm tháng, và đến một lúc nào đó, những cái chén đá thân quen hàng Lái Thiêu sẽ vô tình bị lãng quên trong ký ức, chiếc bát sứ vẽ hoa xanh của Bát Tràng sẽ không còn được nhắc đến nhiều, chỉ còn thấy những chiếc chén sứ sản xuất công nghiệp xuất hiện khắp mọi nơi. Ít ai còn nhớ hay hình dung rằng dáng vóc của chiếc chén gốm khi xưa mẹ hay bà vẫn dùng. Dẫu biết rằng quy luật đào thải của thị trường thật khắc nghiệt, nhưng vẫn chưa là muộn cho một cuộc cách mạng thay đổi về tư duy, về công nghệ sản xuất để những sản phẩm mang đậm nét Việt Nam sẽ không mất đi trong nếp nhà của người Việt.
Ở Gốm Yên Lam, chúng tôi quan niệm thị trường luôn cần cái mới, nhưng mới ở đây không đi lạc hướng, vẫn có sợi dây liên kết với những bản sắc, những nét riêng của một dòng gốm. Để dù có sau này, cái chén sứ có đi đến đâu bạn bè quốc tế vẫn nhìn được một Việt Nam ở trong đó.
Gốm Yên Lam

Thứ Tư, 19 tháng 6, 2013

Chân nến gốm sứ trang trí quán cà phê, spa, khách sạn, nhà hàng

Chân nến gốm sứ trang trí quán cà phê, spa, khách sạn, nhà hàng

Ánh sáng từ nến luôn huyền ảo, lãng mạn và ấm áp. Trang trí nội thất với nến là lựa chọn cho những ai yêu thích sự lãng mạn và cổ điển. Gốm Yên Lam cung cấp nhiều mẫu chân nến gốm sứ để cắm nến thẳng, nến trụ, nến tealight.


Chân đèn cày dùng cho loại đèn cày cao, đèn cày trụ






Chân nến được khoét lộng để ánh sáng phát ra từ nến thêm phần lung linh và lạ mắt. Chân nến, đế đèn cày được trang trí dọc theo lối đi, bậc cầu thang hoặc trên bàn tiệc, tủ kệ.



Chân nến kiểu dùng cho nến tealight.




nến tealight, nến đốt tinh dầu, đèn cày

Nến tealight (nến đèn trà) là loại nến ít khói, cháy được từ 3-4 tiếng, khi cháy tiêu hết sáp nên được ưa chuộng để trang trí chiếu sáng và xông tinh dầu. Loại nến này thường được đặt trong các đế nến khoét lỗ.

Gốm Yên Lam

www.gomsuyenlam.vn

Sp có bán tại:

Showroom Gốm Yên Lam 1
[A] 9A Nguyễn Hữu Cảnh - F 19 - Q Bình Thạnh - TP. HCM
[T] 08 - 38404726-2210 7516 [ F]: 08 - 6287 2072
[E] yenlampottery@gmail.com

Showroom Gốm Yên Lam 2
[A] 111 Nguyễn Thiện Thuật F 2 Q 3 TP HCM
[T] 08 – 6287 2205
[E] gomsuyenlam@gmail.com