Bát
Tràng là một trong những làng gốm cổ xưa và lâu đời của Việt Nam. Là
làng nghề với số lượng lò sản xuất nhiều bật nhất của nước. Tuy nhiên,
quy mô sx của các nhà lò chỉ ở mức trung bình và đa số là nhỏ, được phát
triển theo từng hộ gia đình, cha truyền con nối.
Cũng
từ cái nghề đã kế thửa và phát triển, mỗi một nhà lò tập trung sản xuất
một số dòng hàng nhất định, phát triển theo các dòng men khác nhau, góp
phần vào sự đa dạng muôn hoa muôn sắc của gốm Bát Tràng.
Quy trình sản xuất của Bát Tràng vẫn còn nhiều công đoạn thủ công. Do vậy gốm Bát Tràng
có sự khác biệt so với các loại gốm được sản xuất trong nhà xưởng lớn,
đầu tư nhiều máy móc hiện đại. Sự khác biệt này có những hạn chế nhưng
cũng có nhiều ưu điểm mà gốm công nghiệp sẽ không thể hiện được, đó là
cái hồn trong từng sản phẩm.
QUY TRÌNH SẢN XUẤT GỐM BÁT TRÀNG
Đất sét đã qua xử lý được đưa vào sản xuất.
A
1. Tạo hình sản phẩm. Có nhiều cách để tạo hình sản phẩm. Trước đây,
sản phẩm được nặn vuốt bằng tay trên bàn xoay, còn ngày nay, để đáp ứng
nhu cầu của thị trường. Người ta tạo sản phẩm bằng khuôn.
Có 2 cách để tạo hình sản phẩm bằng khuôn là in và đổ rót.
PP In, đất sét được bỏ vào khuôn của máy In ép lăn và máy sẽ dập từ trên xuống, chỉ áp dụng cho các sản phẩm như tô, chén, dĩa.
PP đổ rót, đất sét được hòa lỏng rồi rót vào khuôn, sau đó để khô tự nhiên.
Sản
phẩm sau khi đã lấy ra khỏi khuôn, người thợ bắt đầu cắt tỉa những phần
đất dư, làm sạch bề mặt, nối các bộ phận của sản phẩm vào nhau, đục lổ,
trạm trỗ hoặc đắp nổi các họa tiết.
Lư hương gốm Bát Tràng họa tiết rồng nổi
A2. Sơ nung.
Sản phẩm được đưa vào lò, nung sơ ở 800 độ c.
A 3. Làm men, trang trí hoa văn.
Sau khi sơ nung, sản phẩm được phủ men và vẽ.
Vẽ dưới men: vẽ họa tiết lên sản phẩm, sau đó phủ loại men trong suốt.
Vẽ trên men: phủ men lên sản phẩm, sau đó mới vẽ họa tiết.
Men
màu của Bát Tràng rất đa dạng, có thể kể đến các loại phổ biến nhất và
là đặc trưng của Bát Tràng như men thủy tinh, men ngọc, men celadon, men
nâu gốm, men đá, men ngà, men rạn, men kết tinh ..v…v…. Mỗi loại men
lại có những nhiệt độ nung và môi trường nung rất khác nhau.
Tranh gốm đắp nổi Bát Tràng
A 4. Nung sản phầm.
Loại lò được dùng để nung là lò gas, khoảng từ 3 đến 6 m 3.
Sản phẩm được xếp thành từng tầng trên các tấm kê chịu nhiệt, đưa vào lò bằng ray trượt.
Nung sản phẩm ở 1200 độ c từ 12h đến 1 ngày tùy theo sản phẩm.
Sau khi nung để nguội tự nhiên, đợi khi nguội hẳn sp rồi mới đưa ra khỏi lò.
Đây là công đoạn rất quan trọng quyết định chất lượng sản phẩm, đặc biệt là các sp phủ men.
Lọ hoa gốm sứ Bát Tràng phủ men kết tinh.
A 5. Nghiệm thu.
Sản phẩm được đưa ra khỏi lò, kiểm tra chất lượng và phgân loại sản phẩm.
Quy trình sản xuất trên kéo dài từ 10 đến 15 ngày.
Bát
Tràng là làng nghề tập trung nhiều thợ lành nghề, sản phẩm được sản
xuất thủ công nên không giới hạn số lượng quá nhiều khi triển khai một
mẫu mới (Từ 300 sp trở lên là sx được theo mẫu của khách), men màu và
chủng loại gốm sứ rất
đa dạng. Đây cũng là làng nghề mà công ty Gốm Sứ Hoàng Giang lựa chọn
để sản xuất sản phẩm cho công ty. Công ty chúng tôi đã có mối quan hệ
mật thiết với trên 50 nhà lò sản xuất tại Bát Tràng trong số hơn 600 lò
sản xuất. Dựa trên kinh nghiệm và các tiêu chí được đề ra như chất
lượng, uy tín, chúng tôi tự hào đã lựa chọn được những nhà sản xuất tốt
nhất của Bát Tràng để có thể đưa vào thị trường những sản phẩm gốm sứ
đạt chất lượng và thẩm mỹ.
Hải Hoàng – Gốm Yên Lam
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét