Tìm kiếm Blog này

Thứ Tư, 4 tháng 10, 2017

Người ta đan len, đan nứa, Yên Lam thì đan "gốm".

Người ta đan len, đan nứa, Yên Lam thì đan "gốm".

gốm cho nhà hàng quán ăn

ống cắm đũa gốm
Ống cắm đũa gốm thủ công, tạo hình đặc biệt nhờ kết hợp giữa phần chân gốm xoay trên bàn xoay, phần đan gốm để tạo chiều cao vừa vặn cho việc cắm đũa.

Đất sét được xe thành những sợi nhỏ, và đan vào nhau thủ công. Tấm đan từ gốm được phơi khô tự nhiên nhờ nắng, đợi cho đất sét đạt được độ ẩm vừa đủ sẽ đến công đoạn gắn tấm đan vào phần bình gốm phía dưới cũng đã được tạo hình từ bàn xoay. Dán ghép các bộ phận để thành món gốm hoàn chỉnh cần sự cảm nhận tốt của người làm gốm về độ ẩm của đất sét, để việc dán ghép đạt tính mỹ thuật và sau khi qua lửa, các bộ phận kết dính với nhau hoàn chỉnh.
Ống cắm đũa, có lỗ thoát nước phía dưới đáy, sản phẩm mới từ Yên Lam. Trồng cây xanh nho nhỏ hay cắm đồ dùng trong phòng tắm cũng là những ứng dụng khác của chiếc ống này.


khay gốm đựng xà phòng
Khay gốm để đựng xà bông cho resort, spa.

khay gốm đựng xà phòng cho resort, spa

Đôn voi gốm trong nếp nhà xưa cũ, kê chậu cảnh, đặt chiếc lộc bình

Trong Phật giáo, voi là biểu tượng của sức mạnh tâm thức. Hình tượng voi được thể hiện phổ biến trong kiến trúc, trong các tác phẩm hội họa, vật phẩm trang trí.
Ở miền Nam Việt Nam, những chiếc đôn voi để ngồi, kê chậu cảnh đã thật thân quen với nếp nhà nam bộ. Các lò gốm ở miền Nam đã làm đôn voi từ cách đây hơn 100 năm. Cho đến ngày nay, đôn voi vẫn tiếp tục được sản xuất nhờ sự yêu mến những chú voi hiền hòa của người Việt, và bạn bè khắp năm châu.



Đôn voi gốm với nhiều sắc màu mộc mạc của gốm, chấm men theo lối truyền thống nam bộ


Đôn voi gốm trang trí nội ngoại thất
Đôn voi gốm men ve chai cho màu xanh khá đặc biệt và hoài cổ, để làm ra đôn voi với loại men này, gốm cần nung trong lò củi truyền thống thay vì lò gas thông thường.

* Yên Lam Gốm *
**********************************************************
[A] 111 Nguyễn Thiện Thuật - F 2 - Q 3 - TP HCM
[T] 028 – 6287 2205 - 62646801 [E] gomsuyenlam@gmail.com
Mở cửa từ 8h - 21h không nghỉ chủ nhật.
***********************************************************
[A] 9A Nguyễn Hữu Cảnh - F 19 - Q Bình Thạnh - TP. HCM
[T] 028 - 2210 7516 - 38404726 [E] yenlampottery@gmail.com
Mở cửa từ 7h30 - 19h30 không nghỉ chủ nhật.

Ta đi tìm bình gốm màu thời gian

Mùa thu tới, mùa lá vàng rơi, và gió đã giúp những chiếc lá xoay những vũ điệu không trung, trước khi chạm mặt đất. Lá vàng và bầu trời mùa thu, mang vẻ đẹp cho những điều sẽ mất đi, dễ làm những tâm hồn nhạy cảm có phần xao động, có chút muộn phiền.
Làm gốm ở Yên Lam, chúng tôi đón nhận mọi cảm xúc tự nhiên và tin rằng: mỗi nỗi vui, nỗi buồn đều mang theo ý nghĩa khi hiện diện trong cuộc đời mình. Tôi đã ngồi đó, và nhìn cho rõ nỗi niềm mình, tôi đã vẽ chút niềm riêng trên dáng hình của gốm.


Ta đi tìm bình gốm màu thời gian, để trưng bông cúc vàng. Mà màu thời gian nghe chừng thật mơ hồ. Có thể là màu của dẻo đất màu gan gà còn ẩm ướt của cơn mưa, hay lá đã chuyển vàng, chuyển nâu. Màu thời gian, cái màu nghe thật trầm buồn, thật da diết, đó là màu ta không cần thấy bằng mắt, ta chỉ thể nghe nhờ con tim.









Yên Lam Gốm
**********************************************************
[A] 111 Nguyễn Thiện Thuật - F 2 - Q 3 - TP HCM
[T] 08 – 6287 2205 - 62646801 [E] gomsuyenlam@gmail.com
Mở cửa từ 8h - 21h không nghỉ chủ nhật.
***********************************************************
[A] 9A Nguyễn Hữu Cảnh - F 19 - Q Bình Thạnh - TP. HCM
[T] 08 - 2210 7516 - 38404726 [E] yenlampottery@gmail.com
Mở cửa từ 7h30 - 19h30 không nghỉ chủ nhật.
**********************************************************
www.gomsuyenlam.vn

Thứ Năm, 10 tháng 11, 2016

Thứ Bảy, 28 tháng 9, 2013

Các làng nghề Gốm Sứ ở Việt Nam

Các làng nghề Gốm Sứ ở Việt Nam 
 
Bạn có biết có bao nhiêu làng nghề sx gốm sứ trên đất Việt Nam? Con số đó là 14. Việt Nam có Thổ Hà, Chu Đậu, Bát Tràng, Phù lãng, Đông Triều, Thanh Hà, Phước Tích, Bầu Chúc, Biên Hòa, Tân Phước Khánh, Chánh Nghĩa, Lái Thiêu, Vĩnh Long, Cây Mai. 4 trong số đó đã đi vào dĩ vãng đó là Cây Mai, Chu Đậu, Phước Tích và Thổ Hà. Gần nửa số trên chỉ hoạt động cầm chừng và nếu không có định hướng và kế hoạch phát triển cụ thể, tương lai của làng nghề vẫn sẽ là một chân trời mờ mịt.

Làng gốm Chu Đậu (huyện Nam Sách tỉnh Hải Dương): là làng gốm lâu đời nhất và đã suy tàn, thời hưng thịnh, gốm CĐ được xuất khẩu sang Châu Âu, Nhật Bản. Gốm sứ Chu Đậu đạt đỉnh cao về nghệ thuật vẽ tay cũng như nhiều dòng men quý mà tới nay hầu hết đã thất truyền. Hiện nay tại các bảo tang ở Châu Âu vẫn còn lưu giữ một số hiện vật của Gốm Chu Đậu. Việc tìm thấy loại gốm này từ xác các con tàu đắm được trục vớt ở vùng biển Cù Lao Chàm cho thấy từ xa xưa gốm Việt Nam đã vang danh thế giới và được xuất ngoại. Có thể nói, những j tinh hoa nhất, Việt Nam nhất hội tụ đủ ở Gốm Chu Đậu.

Làng gốm Bát Tràng (huyện Gia Lâm Hà Nội): Những thợ gốm lành nghề từ Chu Đậu đã sang Bát Tràng lập nghiệp, truyền nghề. Bát Tràng là làng gốm nằm bên sông Hồng, khi xưa là một gò đất sét cao lại ở gần sông nên thuận tiện cho việc làm gốm và giao thông, cách trung tâm Hà Nội 15 km. Gốm Bát Tràng trải qua nhiều thăng trầm và phát triển cho đến ngày nay. Là làng gốm duy nhất tại Việt Nam lưu giữ được nhiều dòng men cổ. Bát Tràng sx sản phẩm theo lối bán thủ công. Sp được tạo hình từ khuôn và nung trong lò gas (trước đây nung bằng lò bầu dung củi). Đất sét để sx là đất sét trắng. Sp của làng nghề này kế thừa nhiều tinh hoa từ Gốm Chu Đậu và cũng ảnh hưởng nhiều của Gốm Trung Hoa. Bát Tràng ngày nay có hơn 600 nhà sản xuất và hầu hết là hộ gia đình sx nhỏ và vừa.
lọ hoa, bình sứ, gốm sứ

Lọ hoa men trắng trong vẽ hoa xanh coban là đặc sản của Gốm Bát Tràng.

Làng gốm Phù Lãng (huyện Quế Võ Tỉnh Bắc Ninh): Hình thành và phát triển song song với Gốm Bát Tràng, nhưng gốm Phù Lãng chủ yếu sx gốm gia dụng, chum, vại, tiểu sành từ đất sét đỏ, sp không dung khuôn mà tạo hình trên bàn xoay. Men màu cũng không phong phú như Bát Tràng mà chủ yếu là men da lươn, men nước dưa, phần lớn để mộc không phủ men. Sp của Phù Lãng nung bằng lò bầu dùng than củi. Làng gốm này có giai đoạn suy thoái và gần như mai một nhưng nhờ có thế hệ các nghệ nhân trẻ được sinh ra từ làng, được đào tạo từ trường ĐH mỹ thuật Hà Nội đã trở về thổi hồn mới vào Gốm cũ, chuyển hướng sang sx gốm Mỹ Nghệ và bắt đầu sử dụng nhiều màu sắc hơn để trang trí sp. Gốm Phù Lãng ngày nay đã đa dạng hơn và thoát khỏi cảnh suy thoái, tuy nhiên phát triển vẫn chưa nhanh và chưa đồng đều.
tượng gốm trang trí, gốm phù lãng

Gốm Phũ Lãng chuyên làm hàng mỹ nghệ với sp độc bản do được vuốt bằng tay, màu xương đất nâu đỏ đanh chắc óng ánh khi gặp nắng do nung nhiệt cao.

Làng Gốm Thổ Hà (tỉnh Bắc Ninh): cùng với Bát Tràng, Phù Lãng, làng Thổ Hà cũng nổi tiếng một thời với các sp gốm mộc phủ men da lươn, đa phần là gốm dân dụng như lu, chậu,.v…v…. Sp có nhiều nét tương đồng với Gốm Phù Lãng nhưng đến nay làng gốm này đã suy tàn.

Làng Gốm Phước Tích (tỉnh Thừa Thiên Huế) sx gốm phục vụ cho cung đình Triều Nguyễn nhưng chủ yếu là gốm gia dụng như lu, chậu, nồi đất, siêu thuốc. Làng Gốm này đã suy tàn và đến nay đang được khôi phục lại theo hướng sx Gốm Mỹ Nghệ nhưng vẫn chưa gặt hái nhiều thành công. Loại đất sét làm gốm ở đây sau khi nung có màu xám đen.

Làng Gốm Thanh Hà (Hội An) sx gốm mỹ nghệ từ loại đất sét rất đặc biệt khi nung cho ra sp màu đỏ cam, xốp và nhẹ, nung bằng lò củi, tạo hình sp bằng khuôn và trang trí bằng cách khắc lộng lên sp. Là làng Gốm nằm ven sông Thu Bồn và ngày nay chuyên làm hàng đèn, tranh, tượng trang trí các loại.
đèn treo, đèn ốp tường,đèn trang trí

Màu đỏ cam rất bắt mắt của Gốm Thanh Hà

Làng Gốm Bầu Trúc (Bình Thuận) là gốm của người Chăm, không dùng bàn xoay mà tạo hình bằng tay hoàn toàn, sp nung bằng cách chất đống ngoài trời, phủ rơm và củi rồi nung như kiểu nướng mọi ở 700-900 độ c. Gốm nung ra có màu tự nhiên của xương đất và màu không đồng đều do bị lửa cháy táp. Sp không phủ men và không cái nào giống cái nào.
lọ hoa,bình gốm,gốm Bàu Trúc

Gốm Bàu Trúc có màu nâu đất xen lẫn những chỗ đen do lửa nung táp vào xương gốm.

Làng Gốm Cây Mai (Sài Gòn) hình thành từ bộ phận người Hoa sang nhập nhập cư tại Việt Nam. Gốm cây mai có nét đặc trưng rất riêng và thường phối hợp các màu xanh coban, xanh rêu, nâu da lươn trên sản phẩm. Sp cũng đa dạng từ tô, chén, bát đến chậu cảnh, tượng. Tuy nhiên, do sự đô thị hóa của Sài Gòn nên các lò gốm di chuyển về Lái Thiêu, Bình Dương nên ngày nay Gốm Cây Mai đã suy tàn. Ta vẫn còn bắt gặp nhiều sp gốm cây mai trên nóc và tường các chùa ở Q5, Q6 và đây cũng là loại Gốm được dân sưu tầm ưa chuộng.

Làng Gốm Biên Hòa (Đồng Nai) là đứa con của Gốm Cây Mai và Gốm nước Pháp do 1 cặp vợ chồng người Pháp đã du nhập nghệ thuật trang trí và cách bí quyết men màu từ gốm thủ công Pháp kết hợp với nguyên liệu và tinh hoa của Gốm Cây Mai Việt Nam. Gốm Biên Hòa nhờ vậy không giống với bất kỳ dòng gốm nào trên thế giới. Thời kỳ đỉnh cao Gốm Biên Hòa sx rất nhiểu hàng mỹ nghệ để xuất khẩu như đôn, chậu, voi, con thú, tượng với nghệ thuật khắc chìm, trổ lộng, vẽ men, kết hợp nhiều màu men trên sp. Gốm Biên Hòa là loại sành xốp có sương đất màu ngà, nung nhẹ lửa. Ngày nay Gốm Biên Hòa vẫn phát triển nhưng đã qua thời hoàng kim, vẫn chủ yếu phục vụ cho xuất khẩu và sp chủ yếu làm theo đơn đặt hàng, không còn đa dạng như trước và cũng giảm bớt yếu tố nghệ thuật, cầu kỳ và tinh tế, vì vậy những sp Gốm Biên Hòa xưa cũng rất được giới chơi cổ vật sưu tầm.
đôn voi, gốm Biên Hòa

Đôn voi bằng gốm có nhiều họa tiết khắc chìm với nhiều men màu đặc sắc.

Làng Gốm Lái Thiêu – Tân Phước Khánh – Thủ Dầu Một (Bình Dương) hình thành từ việc nhập cư của người Hoa và đem nghề gốm từ Cảnh Đức Chấn, Quảng Châu sang Việt Nam, là kế thừa của Gốm Cây Mai. Các cơ sở sx không tập trung mà rải rác ở 3 khu vực chính như trên. Sx đồ gia dụng, gốm mỹ nghệ, phát triển cho đến ngày nay và là cái nôi của những đại gia gốm sứ Việt Nam như Minh Long 1, Cường Phát, Đại Hồng Phát, ..v…v…. Gốm ở Bình Dương không còn phát triển theo quy mô sx nhỏ lẻ như các làng nghề trên mà đã hình thành các công ty lớn mạnh phục vụ chủ yếu cho thị trường xuất khẩu và đi theo hướng sx công nghiệp, đầu tư máy móc cơ sở hiện đại. Một số công ty Gốm sứ của Đài Loan, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật cũng đầu tư mở nhà máy ở Bình Dương. Gốm Bình Dương có một bước chuyển mình rất mạnh nhưng vô tình đã lạc mất những dấu xưa tích cũ, những đặc trưng khác biệt vốn có của nó và có thể nói làng nghề Lái Thiêu kế thừa Gốm Cây Mai đã không còn nữa.
tượng phật, tượng trang trí, gốm sứ

Làng Gốm Vĩnh Long (Vĩnh Long) chuyên sx hàng gốm sân vườn từ đất sét đỏ, do đặc tính nhiễm phèn mà khi nung xong sp gốm đỏ Vĩnh Long thường có các vân trắng do phèn tạo thành. Gốm Vĩnh Long chuyên sx các mặt hàng có quy cách lớn từ đất đỏ và phục vụ cho xuất khẫu. Tuy nhiên việc quyết định di rời làng gốm ra khu công nghiệp đang đẩy làng Gốm này đến nguy cơ giải thể do xuất khẫu suy giảm ảnh hưởng đến khả năng tài chính của các chủ lò cộng thêm chính sách đền bù hỗ trợ không hợp lý gây khó khăn cho việc chuyển đổi của họ.

Gốm Yên Lam biên soạn

Thứ Hai, 15 tháng 7, 2013

Bộ đồ ăn tô chén đĩa men nâu gốm

Bộ đồ ăn bao gồm tô, chén, đĩa, khay đựng, chén chấm, bộ gia vị, hủ tăm, ly cốc được làm từ chất liệu gốm sứ được phủ một loại men khá đặc biệt và cũng không kém phần sang trọng, tinh tế, đó chính là men gốm. Tên gọi men gốm là vì tuy là lớp men phủ lên bề mặt sản phẩm nhưng lại có màu sắc giống như màu gốm mộc (gốm không men) sau khi nung qua lửa. Màu sắc nâu sẫm, lấm tấm chấm đen này là một đặc sản của làng Gốm Bát Tràng, bí quyết về men màu là một trong những yếu tố làm nên thành công cho sản phẩm gốm.


Ly sứ men gốm phù hợp để đựng cà phê, màu đen nâu sóng sánh của cà phê như tông suỵt tông với men gốm.

Men gốm là loại men khá khó tính và nếu thiếu kinh nghiệm sẽ dễ dàng cho ra lò những sản phẩm không đều màu. Loại men này thường bị hỏa biến cho ra những sắc độ màu khác nhau từ đậm đến nhạt.




Bộ ấm trà trầm ấm với men gốm.
Bộ đồ ăn men gốm nền nã và đằm thắm như là sự kết duyên hòa hợp giữa men và xương gốm, trong gốm có men và trong men có gốm.






Đĩa sứ tròn, khay kiểu, đĩa chữ nhật men gốm giả vuốt

Bộ đồ ăn men gốm phù hợp để đựng các món ăn kiểu Hàn, Nhật và cũng được ưa dùng trong các nhà hàng kiểu này. Tuy nhiên, nếu như người Nhật thích những hình dáng méo mó, đặc biệt thì khi sản xuất bộ đồ ăn với loại men này, Yên Lam đã tập trung vào các kiểu dáng thuần Việt hơn, người Việt thích sự tròn trịa, vuông vức và điều quan trọng là hợp với các món ăn của Việt Nam. Tuy nhiên, sắc gốm và những đường vân giả vuốt ( làm giống như sản phẩm chuốt bằng tay nhưng lại dùng khuôn để tạo hình) vẫn được giữ nguyên vì đó là điểm độc đáo và gây ấn tượng nhất của bộ đồ ăn kiều này.


Chén trà sâm men gốm để dùng trà cung đình.

Nhấn vào đây để xem giá, hình ảnh bộ đồ ăn men nâu gốm của Yên Lam

Gốm Yên Lam


www.gomsuyenlam.vn

[Fanpage] Nhấn vào đây để đến với Fanpage trên Facebook của Gốm Yên Lam

Liên hệ đặt hàng sản phẩm tại 2 showroom của Gốm Yên Lam tại:

Showroom Gốm Yên Lam 1
[A] 9A Nguyễn Hữu Cảnh - F 19 - Q Bình Thạnh - TP. HCM
[T]  08 - 6287 2205   


Showroom Gốm Yên Lam 2
[A] 111 Nguyễn Thiện Thuật F 2 Q 3 TP HCM
[T] 08 – 2210 7516
[E] yenlampottery@gmail.com